Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 1
Năm 2024 : 2.127
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PCGDMN CHO TRẺ EM 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON NẮNG MAI – THÀNH PHỐ KO

Giáo dục học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Phát triển GDMN là nền tảng chiến lược phổ cập Tiểu học của đất nước. Trong những năm qua Đảng và nhà nước có nhiều chủ trương phát triển giáo dục mầm non. Ngày 09/02/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 239/Q...

Trường mầm non Nắng Mai đóng chân trên địa bàn Làng Plêrohai 1- Phường Lê Lợi. Phường có 5 tổ dân phố và 2 làng đồng bào DTTS. Tổng số trẻ em từ 0-5 tuổi trong toàn phường là 689(riêng trẻ DTTS là 228), trong đó trẻ em 5 tuổi phải phổ cập năm 2011: 135( trẻ DTTS 53), năm 2012(129) trẻ.  Phường Lê Lợi  được công nhận  phổ cập giáo dục Tiểu học và xóa mù chữ năm 1999 và PCTH đúng độ tuổi năm 2005, phổ cập Trung học cơ sở năm 2004 và đến nay vẫn được duy trì và phát triển vững chắc. Đối với ngành học mầm non, từ khi có Quyết định 239/QĐ-TTg ban hành Đề án phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi, sự quan tâm chỉ đạo của Sơ Giáo dục Đào tạo Tỉnh Kon Tum, Thành ủy, UBND thành phố Kon Tum,Phòng Giáo dục Đào tạo Thành Phố Kon Tum và Đảng ủy, HĐND, UBND phường; sự đồng thuận và phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể, trong hệ thống chính trị phường.GDMN của phường Lê Lợi có nhiều khởi sắc và phát triển đi lên cùng với sự nghiệp giáo dục chung của Thành phố. Tháng 4 năm 2012, phường đã được công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và tháng 4/2013 tiếp tục duy trì giữ vững kết quả PCGDMN cho trẻ 5 tuổi.

           Để đạt được kết quả đó, khi triển khai thực hiện Đề án PCGDMN cho trẻ 5 tuổi chúng tôi cũng gặp không ít những khó khăn, đó là;

     - Phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi là một nhiệm vụ  mới mẻ với các nhà quản lý bậc học MN.

    -   Địa bàn rộng, dân cư phân bố không đồng đều, đời sống kinh tế của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS trên địa bàn Phường Lê Lợi chiếm tỷ lệ tương đối cao.

     - Địa bàn có khu công nghiệp Hòa Bình, dân từ các nơi về làm việc và cư trú không ổn định nên dân  số từ 0 -> 5 tuổi của địa bàn Phường Lê Lợi  thường xuyên biến động rất khó cho công tác quản lý, điều tra, thống kê.

  -  Cơ sở vật chất, phòng học trang thiết bị ĐDDH đồ chơi phục vụ cho chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường còn rất thiếu thốn. Đặc biệt ở các điểm lẻ chưa có nhà vệ sinh, nguồn nước sạch; một số phòng học xuống cấp, diện tích hẹp, không đáp ứng yêu cầu  CSGD trẻ theo quy định, đây là  khó khăn lớn nhất.

   -  Tỷ lệ trẻ học chuyên cần thấp, tỷ lệ trẻ SDD còn cao,nhiều giáo viên còn lúng túng trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.

   -  Nhận thức về giáo mầm non của một bộ phận nhân dân và phụ huynh học sinh trên địa bàn phường, đặc biệt là phụ huynh đồng bào DTTS còn hạn chế, chưa quan tâm đến việc cho con em ra lớp và trang bị đồ dùng học tập cho trẻ. Bên cạnh đó, ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng trường lớp và thiết bị CSGD trẻ để thực hiện PC chưa đáp ứng yêu cầu.

          Để thực khắc phục những khó khăn trên,chúng tôi đã tập trung vào những giải pháp sau;

1.Thứ nhất: Làm tốt công tác tuyên truyền,  phổ biến nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi;

- BGH Nhà trường đã tham mưu với Đảng ủy,UBND phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các hội nghị tư vấn và các cuộc họp giao ban Đảng ủy,UBND,các ban ngành đoàn thể; làm chuyển biến nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể, để họ thấy rõ được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác PCGDMN. Qua đó thấy rõ được trách nhiệm của từng cá nhân, đoàn thể trong công tác PCGD.

 - Đối với cộng đồng, phụ huynh: Liên hệ với bí thư chi bộ,tổ trưởng tổ dân phố và 2 làng DTTS lên kế hoạch tuyên truyền liên tục bằng nhiều hình thức; chào cờ đầu tuần của thôn Làng, các buổi  họp Làng, tổ dân phố, các buổi họp phụ huynh học sinh, cử giáo viên vào từng nhà, đưa tin trên đài truyền thanh của Phường....

2.Thứ hai: Tăng cường công tác chỉ đạo triển khai thực hiện PCGDMN cho trẻ 5 tuổi;

       - BGH đã đề xuất trực tiếp với các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương để từ đó thể chế hoá các chủ trương, nghị quyết về PCGDMN thành Nghị quyết của Đảng Bộ, HĐND phường. Huy động các ban ngành đoàn thể, cả hệ thống chính trị của phường và cộng đồng dân cư thực hiện công tác PCGD dưới sự chỉ đạo trực tiếp UBND phường.

        - Thành lập Ban Chỉ đạo cấp trường mà Hiệu trưởng làm trưởng ban;  phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho từng bộ phận, tổ chuyên môn và từng cá nhân CBQLGV, đưa nội dung công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi vào công tác hàng tháng của các bộ phận, tổ chuyên môn và nhà trường, giao nhiệm vụ cụ thể đến từng giáo viên dạy lớp 5tuổi. Xây dựng kế hoạch phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi cụ thể hàng năm. Kế hoạch được thông qua hội đồng sư phạm với sự thống nhất cao trong tập thể, xem đây là một trong những kế hoạch chính Tổ chuyên môn và giáo viên mẫu giáo 5 tuổi phải xây dựng, kiểm tra, theo dõi và báo cáo hằng tháng.

-  Nhà trường chỉ đạo tốt công tác điều tra: Tập huấn công tác điều tra cho giáo viên và phân công mỗi giáo viên chủ chốt, thông thạo địa bàn phụ trách một tổ dân phố để tránh tình trạng bỏ sót hộ dân. Các nhóm điều tra phối hợp với các làng, tổ dân phố đến từng hộ điều tra trẻ từ 0-5 tuổi, rà soát trẻ có hộ khẩu thường trú và tạm trú trên địa bàn. Sau khi hoàn thành công tác điều tra, BGH cùng với giáo viên chuyên trách PCGD của phường và GV  kiểm tra, tổng hợp, đối chiếu danh sách trẻ trường đang quản lý và danh sách  trẻ các trường MN khác để thống kê, cập nhật chính xác.

-  Làm tốt công tác vận động học sinh ra lớp và duy trì tỷ lệ đi học chuyên cần, bởi đây là một tiêu chí trong công tác PCGDMN, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả CSGD trẻ: Nhà trường luôn chủ động sáng tạo trong việc vận động học sinh ra lớp, tăng cường kiểm tra theo dõi học sinh hàng ngày, tuần, tháng để có biện pháp đề phòng. Thường xuyên nhắc nhở GV phải liên hệ với gia đình, thuyết phục phụ huynh đưa con em ra lớp và đi học chuyên cần.

- Tăng cường  phối hợp với phụ huynh cùng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đặc biệt là trẻ cá biệt, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ có năng khiếu riêng nhằm nâng cao chất lượng trẻ 5tuổi, giảm tỷ lệ trẻ SDD. Tổ chức tốt bữa ăn học đường

 

 

 cho trẻ với các mô hình lớp bán trú: đối với gia đình nghèo, khó khăn, đồng bào DTTS chúng tôi đã vận động tổ chức bằng nhiều hình thức,đóng gạo, tiền có thể theo ngày, theo tuần, tháng tùy theo khả năng của phụ huynh.Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chương trình GDMN mới của Bộ Giáo dục quy định, đổi mới  hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục  phù hợp với  từng đối tượng trẻ, quan tâm tới việc nâng cao chất lượng trẻ DTTS.

 

  - Thực hiện đúng chế độ miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập và ăn trưa cho trẻ theo quy đinh của nhà nước. Quan tâm đặc biệt đến các trẻ em nghèo, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật, trẻ là người dân tộc thiểu số miễn, giảm tiền học bán trú, kêu gọi các tổ chức đoàn thể hỗ trợ quần áo ấm cho trẻ DTTS....nhằm thu hút, động viên các em đến trường.

3.Thư ba: Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên  

     Công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình thực hiện công tác phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi. Trong năm qua, nhà trường đã bố trí giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực giỏi, tinh thần trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức tốt dạy các lớp mẫu giáo 5 tuổi. Thường xuyên bồi dưỡng cập nhật kiến thức và kỹ năng cho giáo viên để thực hiện chương trình GDMN mới;  BGH đã tăng cường công tác dự giờ để nắm bắt chất lượng CSGD của giáo viên và chất lượng GD của trẻ ; Kiểm tra tình hình sức khỏe, chất lượng học tập, vệ sinh cá nhân của trẻ, theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi. Để qua đó có kế hoạch đầu tư chuyên môn cho các giáo viên nhằm nâng cao chất lượng CSGD trẻ. Động viên khuyến khích và tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên đi học để nâng cao trình độ trên chuẩn, thực hiện nghiêm túc việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.

4.Thứ tư: Huy động mọi nguồn lực để đầu tư khắc phục CSVC của nhà trường:

- Nhà trường đã tham mưu với UBND phường Lê Lợi, thống nhất với Hộị phụ huynh học sinh trường về phương án huy động XHH để xây dựng nhà vệ sinh, giếng nước, sửa chữa phòng học cho các lớp MG 5 tuổi, làm sân chơi, cổng tường rào tại lớp MG tổ 5, Tổ 4, Làng 2 và điểm trung tâm với kinh phí: 81.500 000 đồng, bổ sung thiết bị đồ dùng dạy và học và đồ chơi cho trẻ đáp ứng theo tiêu chí của công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi.

         - Tích cực và tranh thủ sự ủng hộ của các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn phường để đầu tư xây dựng trường lớp và trang thiết bị chăm sóc giáo dục trẻ.

         -  Cùng với việc huy động nguồn lực một cách đa dạng là việc sử dụng và vận dụng linh hoạt nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường đúng mục đích và có hiệu quả để mua sắm trang bị đồ dùng phụ vụ CSGD trẻ ; quản lý bảo quản tốt cơ sở vật chất ưu tiên đầu tư phòng học, thiết bị phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ cho các lớp 5 tuổi. 

          Qua thực tiễn công tác PCGDMN trẻ 5 tuổi tại phường Lê Lợi, chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

1. Phải làm tốt công tác tuyên truyền trong cán bộ, nhân dân, phụ huynh để mọi người có nhận thức về PCGDMN cho trẻ 5 tuổi.

2. Nhà trường phải tham mưu tích cực, kịp thời và hiệu quả cho Đảng, Chính quyền địa phương về  công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi.

3. Thực hiện tốt công tác điều tra, xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tiễn của địa phương và triển khai kịp thời đến toàn thể CBGVNV và phụ huynh.

4. Có sự đoàn kết thống nhất, kiên trì và quyết tâm cao của tập thể cán CBGVNV nhà trường; sự đồng thuận cộng đồng dân cư và phụ huynh trong công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi.

5. Ban chỉ đạo PCGD và Nhà trường đặc biệt là BGH phải tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu của công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi và phải quan tâm thực hiện đúng chế độ chính sách cho trẻ.

 6. Phát huy nội lực, khai thác mọi tiểm năng,tạo mọi nguồn kinh phí và phải tranh thủ mọi dự án  đầu tư cho phát triển giáo dục để tăng cường xây dựng bổ sung thiết bị CSGD trẻ.

7. Cần phải nâng cao chất lượng CSGD trẻ chăm lo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, để mỗi ngày đến trường là một niềm vui của trẻ./

                                                          Tác giá: Phạm Thị Mai – Hiệu trưởng

                                                                                         

 

 

                                                                                                            

 

 

 

 


Tác giả: Phạm Thị Mai - Hiệu trưởng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan